Menu
Tin tức
  • Xã Thanh Xuân huyện Sóc Sơn có ngôi đền nằm trên quả đồi đầy thơ mộng và mát mẻ. Ngày xưa Thánh Gióng đã đi qua xã Thanh Xuân và nghỉ chân tại đây. Làng Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân bây giờ chính là làng thanh Khốn ngày xưa- nơi Thánh Gióng nghỉ chân cảm thấy là nơi có khung cảnh mát mẻ và có vượng khí tốt nên đã đổi tên làng Thanh Khốn thành làng Thanh Nhàn muốn người dân nơi đây được an nhàn, khỏe mạnh và phát huy được thế mạnh của địa phương.

    Từ đó người dân nơi đây luôn hướng tới sự phát triển bền vững, đoàn kết, học tập sáng tạo để xây dựng hình ảnh thương hiệu tại quê hương. Thanh Nhàn là một nơi đất đai màu mỡ có nhiều cánh đồng lúa xanh tốt, có năng suất cao và những vườn rau xanh tươi tốt giữ lại giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo an toàn sức khỏe cho mọi người.

    Để phát huy được tiềm năng đó thì năm 1992  chính quyền địa phương xã Thanh Xuân đã chỉ đạo và thúc đẩy người dân áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn. Không chỉ dừng lại ở đó, năm 2008 tổ chức ADDA Đan Mạch triển khai dự án “ Hướng dẫn sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ”. Người dân nơi đây đã hưởng ứng tham gia xây dựng mô hình thí điểm tại thành phố Hà Nội. Và đặc biệt hơn Thanh Xuân là một địa điểm được lựa chọn đầu tiên của thành phố Hà Nội chọn làm thí điểm.

    Mô hình đã thu hút được sự đông đảo tham gia của người dân đã chuyển thành phong trào nhà nhà làm hữu cơ, người người làm hữu cơ. Quy mô sản xuất rau hữu cơ ngày càng được mở rộng. Những năm trở lại đây, để người dân yên tâm trong quá trình sản xuất để tiêu thụ hàng hóa thì năm 2017 đã thành lập lên công ty TNHH đầu tư và dịch vụ nông nghiệp Thanh Xuân.

    Rau nơi đây được sản xuất trên đất Gióng, với mô hình sản xuất rau hữu cơ , có môi trường trong lành, sạch sẽ, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Bà con nông dân thường xuyên kiểm tra, giám sát chéo cho nhau nên chất lượng các loại rau củ quả luôn được đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ. Trên địa bàn xã Thanh Xuân người dân sử dụng rau hữu cơ như: rau cải canh, rau cải ngọt, rau cải ngồng, rau cải chip, rau bắp cải,…thì yên tâm về chất lượng rau cũng như hàm lượng dinh dưỡng cao, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần đẩy lùi bệnh tật.

    Công ty TNHH đầu tư và dịch vụ nông nghiệp Thanh Xuân cam kết cung cấp những sản phẩm rau chất lượng và đúng quy trình sản xuất hữu cơ.

    Rau hữu cơ Thanh Xuân niềm tin cho mọi nhà !

  •    Các bạn cửa hàng chuyển lời của các chị. Rằng “ít chủng loại”, rằng “bị hụt rau” thì nhà cháu đùa như trên. 

    Để cho ra trên 20 loại rau hàng ngày. Cả hệ thống phải trồng xoay tua trên dưới 60 loại rau trong 1 tháng. Đặc tính của hữu cơ là phải luân canh, sâu bệnh là hầu như phải nhổ và làm lại từ đầu.

     Để trồng được một loại rau cho thu hoạch ngày này qua ngày khác, vườn phải trồng gối đầu. Nghĩa là khi đám này vừa thu hoạch hết thì hôm sau có đám khác cho thu hoạch. Phải gieo hạt, làm đất, cấy giống, nhổ cỏ, cắt tỉa,… hằng ngày.

     Ví dụ như rau cải. Mỗi đám rau cải khi tới lứa buộc phải thu hoạch trong vòng một tuần, để quá tuần rau già. Thế nên phải mua giống, gieo giống, làm đất, cấy rau xuống đất, bón phân, nhổ cỏ hàng tuần.

     Nếu mỗi vườn trồng 06 loại rau thì hàng ngày đều phải làm tất cả các công việc tương tự như trồng rau cải nói trên. Thế nhưng, đặc tính mỗi loại rau đều khác nhau. Khác về nhu cầu ánh sáng, nước, phân, khoảng cách hàng, cách gieo giống… Để quản trị từng loại rau hữu cơ đã khó và 06 loại rau lại cực khó.

     Thực tế trên 05 vườn đang trồng rau (ngoại trừ vườn chuối và trứng), mỗi vườn phải duy trì trung bình hơn 12 loại rau. Đó là môt khối lượng công việc khổng lồ. Chuyên gia quản lý vườn phải toàn thời gian làm việc tại vườn. Để lo vật tư làm vườn, trồng, thu hoạch… và phân phối về cửa hàng.

     Đến đây, chúng ta thấy cả hệ thống OriFarm chứa một núi công việc và để duy trì khoảng 20 loại rau để phục vụ không hề đơn giản. 

    Chỉ có chợ hoặc siêu thị mới đảm bảo được hàng trăm loại rau hàng ngày. Bởi để có hàng trăm loại rau thì phải có hàng ngàn nhà vườn cùng tham gia trồng và cung cấp cho chợ hoặc siêu thị. Như thế, mỗi vườn chỉ trồng mỗi lần một loại rau và thu hoạch trong một lần. 

    Trong tương lai, để chuyên nghiệp hoàn toàn, mỗi vườn chỉ canh tác 5-6 loại rau. Để làm được việc này cần mở thêm khoảng 20 cửa hàng organic tiện lợi. Vấn đề ở con người và đất. Nhân lực đủ kiến thức để canh tác organic chuyên nghiệp không hề dễ. Bên cạnh đó, đất đạt chuẩn organic lại càng khó.

  •  

    Nhà mình hỏi rau, hay băn khoăn thế nào là an toàn, thế nào hữu cơ. Hôm nay OriFarm sẽ phổ cập cả nhà về vụ này.

    Ở các nước phát triển, người tiêu dùng chỉ quan tâm đến “rau” hoặc là “rau hữu cơ”. Bởi nếu chỉ nói “rau” thì hiễn nhiên được hiểu là an toàn. Riêng ở ta thì rau thiếu an toàn phổ biến nên chia thành ba loại như vừa nhắc tới.

    An toàn, gọi chung là khi canh tác được phép sử dụng các hợp chất hóa học để canh tác. Liều lượng và thời gian cách ly đủ để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy tiêu chuẩn thực hành canh tác mà quy định liều lượng và thời gian cách ly có khác.

    Phổ biến nhất là chuẩn an toàn VietGAP và GlobalGAP. Ngoài ra, tùy đặc điểm nông nghiệp của từng quốc gia mà mỗi nước có một chuẩn riêng. Các chuẩn này đều quy định về vùng trồng, nguồn nước, thời gian cách ly đạm, thuốc BVTV… và sự khác biệt thường khá rõ.

    Do đặc tính sinh lý cây, trình độ của người trồng, khí hậu, thời tiết… nên không thể mặc nhiên hiểu an toàn thì ở đâu chất lượng sản phẩm cũng như nhau. Chẳng hạn như, anh A và anh B vườn cạnh nhau, cùng thực hành VietGAP nhưng do trình độ canh tác của anh B giỏi nên quanh năm không dính lấy một giọt thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón vô cơ (hóa học) siêu thấp. Chất lượng sản phẩm của anh B là VietGAP nhưng nhiều người bán hàng ngộ nhận rằng đó là hữu cơ.

    Vậy thì hữu cơ nó ra làm sao?

    Nói đến hữu cơ, phần đông chúng ta (kể cả người làm hữu cơ tự phong) hiểu không hóa chất. Điều này là sai, phải nói là thực hành theo tiêu chuẩn nào và một số chuẩn vẫn cho phép sử dụng với quy định rất nghiêm ngặt.

    Cũng giống như luật pháp, người canh tác hữu cơ được thực hành những công việc mà chứng nhận hữu cơ (xem phần dưới) mình theo đuổi không cấm. Vậy, điều khác biệt là, nếu như canh tác an toàn chỉ hướng đến việc cho ra sản phẩm không gây hại cho sức khỏe thì canh tác hữu cơ lại vừa quan tâm sức khỏe con người và bảo vệ tự nhiên, duy trì đa dạng sinh học. Bởi nói gọn ra, hữu cơ là canh tác nông nghiệp theo cách của tự nhiên nhằm phục vụ con người.

     Ở nội dung bài viết này, người viết luôn giữ thái độ trung lập giữa hữu cơ và an toàn. Tuy nhiên, sự khác biệt về tiêu chí canh tác nên các sản phẩm hữu cơ thường có chất lượng dinh dưỡng vượt trội hơn. Cũng như đã phân tích ở trên, dù là hữu cơ hay an toàn thì trình độ canh tác của người trồng sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm. Có nhiều trang trại tuy hữu cơ nhưng trình độ kém nên cây trồng suy dinh dưỡng và dẫn đến hàm lượng dinh dưỡng rất tệ. Chưa kể, một lượng rất đông người trồng tự phong hữu cơ nhưng chưa bao giờ tiếp cận một chuẩn mực hữu cơ nào (USDA, EU…)

     Cũng như an toàn, mỗi chứng nhận hữu cơ đều có sự khác biệt đáng kể. Chứng nhận EU, USDA, COR, JAS… đều có những khác biệt. Hiện nay, chứng nhận USDA là phổ biến nhất và các sản phẩm hữu cơ ThanhXuanAgri đang thực hành theo chuẩn này. Cac chuẩn này quy định rất nghiêm ngặt về chỉ số an toàn của nguồn đất, nước, giống, phân bón, vùng đệm cách ly… VD như chuẩn USDA, để được xét duyệt là hữu cơ thì vườn phải canh tác theo hướng hữu cơ tối thiểu 3 năm.

    Như đã nói ở trên, hữu cơ không hẳn là không hóa chất hoàn toàn. Thực tế ở VN thì hầu như những người thực hành hữu cơ nghiêm túc đều không sử dụng một loại hóa chất nào cho quá trình canh tác của mình và ThanhXuanAgri cũng vậy. 

    Điều quan tâm, các sản phẩm ThanhXuanAgri ghi nhãn (an toàn) thì an toàn như thế nào?

    ThanhXuanAgri tôn chỉ lấy trí thức làm giá trị cốt lõi. Vì vậy không chỉ ở vườn mà các đơn vị đối tác cũng đều là trí thức. Trí thức là luôn giải thích được việc mình làm, không chung chung cảm tính, không bắt chước máy móc. Người tạo ra sản phẩm lấy tinh thần khoa học để thực hành, dựa vào khoa học để sống. Đây cũng là câu trả lời “tại sao danh mục sản phẩm nhập từ đối tác bên ngoài rất ít?”

  • Nông dân ở Thanh Xuân có truyền thống sản xuất rau lâu đời. Tuy nhiên, trong quá khứ họ thường sử dụng một lượng lớn hóa chất nông nghiệp, đặc biệt là phân bón và thuốc trừ sâu. Điều này khiến chất lượng đất suy giảm và tác động tiêu cực đến sức khỏe người nông dân. Hầu hết rau được bán ở chợ địa phương ở mức giá thấp và không ổn định. Do diện tích sản xuất nhỏ và nguồn lực tài chính hạn chế, phần lớn nông dân không thể làm chứng nhận bên thứ ba. Ngoài rau, lúa cũng từng là cây trồng chính của nông dân. 2 vụ lúa cho thu nhập từ 3-4 triệu đồng/năm. Số tiền này chỉ đủ trang trải cho điều kiện sống cơ bản. Do đó, rất nhiều người đã ly hương để tìm việc làm. PGS mang lại cho họ cơ hội sinh kế từ sản xuất rau và giảm tác động tiêu cực từ việc canh tác truyền thống đến môi trường xung quanh và sức khỏe của họ.

    Trong lao động, người nông dân Thanh Xuân luôn tìm tòi để có cách làm hay, ứng dụng được vào thực tế. Và ứng dụng sử dụng máy hút sâu bọ của người nông dân tại Thanh Xuân Agri là một minh chứng

    Cách làm từ những ý tưởng rất đơn giản nhưng hiệu quả cao giúp cho cây trồng tránh được sâu ăn lá, sâu bệnh rất tốt tại những thửa ruộng đang được quản lý bởi Thanh Xuân Agri. Những hình ảnh dưới đây là thực tế chứng minh